PHƯƠNG PHÁP “ZERO EXPORT” – BÁM TẢI

Tháng 11, năm 2021

Thời gian qua, việc EVN không cho lắp đồng hồ 2 chiều sau khi kết thúc FIT2 cho hệ điện mặt trời hòa lưới. Gây rất nhiều khó khăn cho các hộ gia đình, nhà xưởng, khu công nghiệp cần lắp Điện mặt trời để giảm chi phí sản xuất cũng như tiêu dùng.

Để tháo gỡ khó khăn đó cho Hộ gia đình, doanh nghiệp, nhà xưởng khi lắp điện mặt trời sau FIT2 (sau 31/12/2020 đến nay). Tín Đạt Solar đã làm việc với các hãng sản xuất/ cung cấp Inverter để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.

Trên cơ sở của giải pháp này, Tín Đạt Solar đã tiến hành lắp đặt rất nhiều hệ điện mặt trời sau 31/12/2021. Bên cạnh đó, đội ngũ kỹ thuật nhiều năm kình nghiêm và lành nghề đã hướng dẫn lắp đặt từ xa cho các đơn vị mua thiết bị của Tín Đạt Solar.

Qua bài viết này, Tín Đạt Solar mong muốn truyền tải thêm thông tin “Nguyên lý làm việc của bộ Zero Export cho Quý khách dễ dàng ứng dụng vào công trình lắp đặt của mình”.

H1. Nguyên tắc làm việc của Zero Export

1.    Giải pháp Zero Export là gì?

“Zero Export” là một giải pháp đảm bảo không có lượng điện năng dư thừa nào từ hệ thống điện mặt trời tạo ra và phát ngược trở lại lưới điện EVN. Nó đảm bảo Grid Inverter (biến tần hòa lưới) chỉ cung cấp đủ lượng điện năng để đáp ứng nhu cầu phụ tải tiêu thụ (hay còn gọi là chức năng bám tải).

Để thực hiện việc này, chúng ta cần phải lắp đặt thêm một thiết bị điều khiển và đo đếm hai chiều (Module Zero Export) có thể tích hợp được với Inverter qua giao thức Modbus RTU/TCP và giao tiếp với lưới điện quốc gia tại điểm giao nhau giữa lưới điện và hệ thống điện mặt trời.

Tuy nhiên với một số loại Inverter hiện nay có một số dòng Inverter 1 pha chỉ cần dùng bộ CT để kết nối từ điểm đấu nối lưới (đầu nguồn vào các tải sử dụng) vào công giao tiếp Inverter là đủ, sẽ tiết giảm chi phí mà hiệu quả đạt được như nhau.

2.    Nguyên lý hoạt động

2.1. Nguyên lý hoạt động về đơn giản của Zero Export được hiểu như sau:

Trường hợp P_phát solar < P_tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời nhỏ hơn công suất tải tiêu thụ nên giống các hệ thống Solar đơn thuần và hệ thống điện lưới cấp thêm phần còn thiếu vào.

Trường hợp P_phát solar > P_tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời > Công suất phụ tải tải tiêu thụ thì Module Zero_Export sẽ gởi các lệnh tới Inverter thông qua giao thức Modbus để thực hiện giảm việc phát điện mặt trời phù hợp với phụ tải tiêu thụ và ngăn không cho phát ngược lên lưới điện.

H2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của “Zero Export”

2.2. Nguyên lý hoạt động về chi tiết diễn giải theo hình H2 như sau:

Khi dòng điện hệ thống điện mặt trời sắp cấp trở lại lưới điện, bộ điều khiển và đo đếm SPA (CT) sẽ phát hiện và sau đó SPA sẽ gửi lệnh giới hạn công suất đến các bộ Inverter (biến tần) thông qua giao tiếp RS485 (Modbus RTU/TCP) để đảm bảo công suất hệ thống điện mặt trời có thể bằng với công suất phụ tải tiêu thụ và đảm bảo dòng điện điện mặt trời sẽ không cấp ngược trở lại lưới điện, đó được gọi là “Zero Export”.

Giải thuật điều khiển:

Bước 1: Module Zero Export lấy công suất P từ tải trong thời gian T1.

Bước 2: Module Zero_Export tính toán và so sánh công suất P_tải và P_phát điện từ hệ thống điện mặt trời trong khoảng thời gian T2.

Bước 3: Module Zero_Export gởi lệnh điều khiển tới các Inverter để tăng/giảm công suất phát so với P_tải tại bước 1.

Tổng thời gian điều khiển t = (T1+T2)*N + T3; trong đó N – số Inverter trên chuỗi điều khiển. Thời gian đáp ứng lệnh sau khi Inverter thực hiện tăng hoặc giảm công suất dao động từ 5-15s từ khi nhận được lệnh từ Zero_Export Module tùy hãng sản xuất Inverter.

Như vậy chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản về Zero Export như sau:

Trường hợp P_phát solar < P_tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời nhỏ hơn công suất tải tiêu thụ nên giống các hệ thống Solar đơn thuần và hệ thống điện lưới cấp thêm phần còn thiếu vào.

Trường hợp P_phát solar > P_tải: Công suất phát từ hệ thống điện mặt trời > Công suất phụ tải tải tiêu thụ thì Module Zero_Export sẽ gởi các lệnh tới Inverter thông qua giao thức Modbus để thực hiện giảm việc phát điện mặt trời phù hợp với phụ tải tiêu thụ và ngăn không cho phát ngược lên lưới điện.

Nhưng hiện nay, cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời ở Việt Nam – biểu giá (FIT-2) của Chính phủ đã hết hiệu lực từ 31/12/2020 và đang trong thời gian soạn thảo và công bố cơ chế mới, nên việc làm thủ tục đấu nối và xin cấp công tơ 2 chiều với điện lực không thực hiện được. Nên hộ Gia Đình, Nhà Xưởng,…có nhu cầu lắp đặt điện mặt trời thì việc lắp đặt mới hệ thống mặt trời cho gia đình càng khó khăn hơn. Chính vì thế giải pháp “Zero Export” sẽ là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết được vấn đề này.

Phạm vi áp dụng của giải pháp “Zero Export”:

TÍN ĐẠT SOLAR sẽ tư vấn chi tiết giải pháp cho Quý khách, vui lòng liên hệ chúng tôi theo số Hotline: 0911.411.646!

CÔNG TY TNHH XÂY LẮP TÍN ĐẠT


Trụ sở chính:
37 Lê Văn Trung, tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
VP Công ty:
50 Tôn Thất Tùng, tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định
Cửa hàng:
131 Ngô Mây, tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định

📞 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 0911.411.646 hoặc 0988.980.477

📮 𝐄𝐦𝐚𝐢𝐥: [email protected]

🌐 𝐖𝐞𝐛𝐬𝐢𝐭𝐞: https://www.tindatsolar.com

Một bình luận

Đã tắt bình luận.